Bảo hộ nhãn hiệu cho các doanh nghiệp, cá nhân, tập thể
27 Tháng Chín 2019Nhãn hiệu được bảo hộ nếu dấu hiệu đó có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng, và không
có khả năng xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như nhãn hiệu,
tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác.
Bảo hộ nhãn hiệu là một trong những đòn bẩy của doanh nghiệp …………………
Nhãn hiệu gồm có một số dạng như sau:
1. Nhãn hiệu thông thường: có thể là nhãn hình, nhãn chữ hoặc kết hợp cả hình và chữ để phân
biệt hàng hóa/dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Lợi ích: khi có Văn bằng bảo hộ được gia tăng
giá trị theo thời gian, Văn bằng bảo hộ là một trong các biện pháp chống lại các hành vi xâm
phàm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu.
Ví dụ: nhãn hiệu ; Nhãn hiệu
2. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá,dịch vụ của các thành viên của tổ
chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá,dịch vụ của tổ chức,cá nhân không phải là thành
viên của tổ chức đó. Đây là nhãn hiệu đăc thù, chủ sở hữu là tập thể, cá nhân và hộ kinh doanh
không có quyền nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu tập thể
Lợi ích: Lợi ích với cả tập thể, phát huy được sức mạnh và có lợi thế cạnh tranh do doanh thu
hơn so với nhãn hiệu thông thường. Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống,
các hiệu hội với nhiều sản vật địa phương, vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng
nghề, hiệp hội sẽ giúp ích rất nhiều cho từng thành viên của tập thể ở các vùng này phát triển
sản xuất, xuất khẩu những sản vật đáp ứng với các tiêu chuẩn theo một quy chế thống nhất
nhằm mở rộng thị trường
Ví dụ: Nhãn hiệu bưởi Năm Roi; Mắm Phú Quốc
3. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức,cá nhân khác
sử dụng trên hàng hóa,dịch vụ của tổ chức,cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất
xứ,nguyên liệu,vật liệu,cách thức sản xuất hàng hoá,cách thức cung cấp dịch vụ,chất lượng,độ
chính xác,độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá,dịch vụ mang nhãn hiệu.
Ví dụ: “Vinacert certification VNC, hình” của Cty CP chứng nhận VINACERT
4. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký,trùng hoặc tương tự nhau dùng
cho sản phẩm,dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
VD: Nhãn hiệu.
5. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Nhãn hiệu nổi tiếng theo Công ước Paris đó là Nhãn hiệu được mặc nhiên coi là nổi tiếng nếu luật
quốc gia cho phép điều đó
VD: Nhãn hiệu “HONDA”; “COCACOLA”.
6. Nhẫn hiệu cộng đồng: EU
7.Nhãn hiệu mầu, nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu chuyển động : Việt Nam hiện chưa bảo hộ những
đối tượng này.
Để tư vấn cụ thế xin liên hệ Công ty TNHH sáng chế và nhãn hiệu Việt Nam
ĐT: 0903213669; email: sangchevanhanhieu@gmail.com ; website: patvn.com